Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội
Ngày cập nhật 05/11/2020

 

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội
Chiều 04/11, Đại biểu Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bài phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2021. Đồng thời đề xuất các kiến nghị liên quan đến các phương án ứng phó với hình thái “đa thiên tai” ngày càng xuất hiện rõ nét; ứng phó dịch COVID-19 trong giai đoạn mới; thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao đời sống, chăm sóc sửa khỏe cho người dân… Trân trọng giới thiệu bài phát biểu thảo luận của Đại biểu Phan Ngọc Thọ.
 
 

Kính thưa Chủ tọa phiên họp!

Kính thưa Quốc hội!

Tôi cơ bản nhất trí đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 và các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Chính phủ trình bày. Cử tri Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân và sản xuất, kinh doanh trên phạm vi quốc gia.

Kính thưa Quốc hội!                          

Chưa gượng dậy sau đại dịch COVID lần 2, các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng phải đương đầu, gánh chịu tác động nặng nề do bão, lũ, lụt trong tháng 9, tháng 10. Trong những thời điểm khó khăn đấy, nhân dân tỉnh nhà luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ, động viên kịp thời của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị, những tấm lòng nhân ái chia sẻ vật chất, tinh thần của bà con cả nước đã góp phần hạn chế, khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra, làm giảm đi những mất mát, đau thương của người miền Trung gánh chịu trong bão lụt.

Khó khăn sau bão lụt vẫn còn đó, Thừa Thiên Huế đang làm hết sức mình để sớm tìm kiếm 12 công nhân còn mất tích tại khu vực Rào Trăng. Nhân dân Thừa Thiên Huế đang nỗ lực vượt qua khó khăn, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất, tiếp tục thực hiện các mục tiêu quan trọng, đó là: di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế, triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung cho mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế, xây dựng cơ chế đặc thù, nhằm thúc đẩy xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Đây là những việc lớn trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước. Cử tri Thừa Thiên Huế mong muốn Chính phủ, Quốc hội tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Thừa Thiên Huế nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, thiết thực cùng Thừa Thiên Huế bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô, văn hóa Huế - văn hóa Việt Nam.

Kính thưa Quốc hội!

Diễn biến đa thiên tai thời gian qua diễn ra khó lường, tác động sâu rộng và để lại hậu quả nghiêm trọng cho miền Trung. Công tác dự báo, cảnh báo là yêu cầu cấp bách nhằm chủ động phòng, tránh ảnh hưởng của thiên tai. Đề nghị Chính phủ đánh giá để có chiến lược phòng chống thiên tai trong giai đoạn mới, tiếp tục điều tra, đánh giá, nghiên cứu để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo và các giải pháp lâu dài cho việc phòng tránh tác động những hình thái thiên tai mới nhưng có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều với tần suất càng cao như lở núi, lũ ống, lũ quét tại miền Trung.

Trong công tác phòng chống thiên tai, phương châm 4 tại chỗ được phát huy có hiệu quả. Thừa Thiên Huế có phương châm thứ 5, đó là tự quản tại chỗ trong thời gian bão lụt. Để thực hiện hiệu quả tại chỗ, vấn đề là phải chuẩn bị trước khi bão lũ xảy ra về phương tiện, cơ sở vật chất, hậu cần trong công tác điều hành, chỉ huy tại chỗ nhất là tại các khu vực có khả năng chia cắt, cô lập. Cứu hộ, cứu nạn, là nhiệm vụ đặc thù thực hiện trong điều kiện đặc biệt khó khăn về thời tiết cũng như địa hình vì vậy cần có đội ngũ cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp về việc tổ chức, lực lượng, trang thiết bị  đặc thù để có thể tranh thủ những “thời điểm vàng” trong công tác cứu hộ, cứu nạn.

Kính thưa Quốc hội!

Nhân dân đánh giá cao công tác kiểm soát dịch COVID trong thời gian qua của Chính phủ. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện các làn sóng COVID mới trong cộng đồng vẫn tiềm ẩn và rất cao. Với những bài học và kinh nghiệm trong ngăn chặn, phát hiện và dập dịch của Chính phủ trong thời gian vừa qua, Chính phủ cần đánh giá thấu đáo, khoa học để có quyết sách, chủ trương phòng chống dịch trong giai đoạn mới nhất là trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là thời điểm mà khí hậu thời tiết ở nước ta thuận lợi cho phát triển bệnh đường hô hấp.

Song song phòng, chống dịch chúng ta tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, tạo khởi đầu tốt cho Kế hoạch 5 năm tới 2021-2025, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có giải pháp, cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp phụ trợ đã có chủ trương như khu công nghiệp phụ trợ dệt may tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế, khu công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Quảng Nam,... nhằm tạo điều kiện thu hút chuỗi sản xuất của các nước về Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng nền công nghiệp nước nhà bền vững, chủ động trong tương lai.

Về chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành với nhiều mục tiêu và giải pháp; tuy nhiên, để các mục tiêu này sớm thành hiện thực, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và kiên trì của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, sự vào cuộc thực sự của doanh nghiệp, người dân và quan trọng là cần nguồn lực không nhỏ của ngân sách cũng như của toàn xã hội.

Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền phải được xem là nhiệm vụ ưu tiên nhằm tiếp tục hoàn thiện chính quyền điện tử, thực hiện thực chất dịch vụ công trực tuyến và quan trọng chuyển đổi số cơ quan chính quyền sẽ dẫn dắt và phát huy hiệu quả chuyển đổi số trong các hoạt động dịch vụ của xã hội. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự đồng bộ từ các bộ, ngành đến địa phương, vì vậy, các bộ, ngành cần sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực mình và quan tâm để hỗ trợ, hướng dẫn địa phương triển khai đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phục vụ chuyển đổi số của địa phương cũng như quốc gia.

Cải thiện và nâng cao chất lượng thể chất, sức khỏe của người dân là nhiệm vụ chiến lược quốc gia quan trọng, hướng tới một quốc gia hùng cường, trong đó chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xem là giải pháp, mục tiêu hàng đầu của ngành y tế trong giai đoạn tới nhằm nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ người dân gắn liền với thời gian sống mạnh khỏe cao, cải thiện thể lực, chiều cao của thế hệ trẻ.

Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội cần có giải pháp và cơ cấu chi bảo hiểm y tế nói riêng và nguồn lực của ngành y tế nói chung cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sàng lọc cho các đối tượng đặc biệt là trẻ em, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, thực hiện tốt quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã có từ ngàn xưa của cha ông ta.

Xin cảm ơn Quốc hội./.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội
Chiều 04/11, Đại biểu Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bài phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2021. Đồng thời đề xuất các kiến nghị liên quan đến các phương án ứng phó với hình thái “đa thiên tai” ngày càng xuất hiện rõ nét; ứng phó dịch COVID-19 trong giai đoạn mới; thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao đời sống, chăm sóc sửa khỏe cho người dân… Trân trọng giới thiệu bài phát biểu thảo luận của Đại biểu Phan Ngọc Thọ.
 
 

Kính thưa Chủ tọa phiên họp!

Kính thưa Quốc hội!

Tôi cơ bản nhất trí đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 và các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Chính phủ trình bày. Cử tri Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân và sản xuất, kinh doanh trên phạm vi quốc gia.

Kính thưa Quốc hội!                          

Chưa gượng dậy sau đại dịch COVID lần 2, các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng phải đương đầu, gánh chịu tác động nặng nề do bão, lũ, lụt trong tháng 9, tháng 10. Trong những thời điểm khó khăn đấy, nhân dân tỉnh nhà luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ, động viên kịp thời của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị, những tấm lòng nhân ái chia sẻ vật chất, tinh thần của bà con cả nước đã góp phần hạn chế, khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra, làm giảm đi những mất mát, đau thương của người miền Trung gánh chịu trong bão lụt.

Khó khăn sau bão lụt vẫn còn đó, Thừa Thiên Huế đang làm hết sức mình để sớm tìm kiếm 12 công nhân còn mất tích tại khu vực Rào Trăng. Nhân dân Thừa Thiên Huế đang nỗ lực vượt qua khó khăn, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất, tiếp tục thực hiện các mục tiêu quan trọng, đó là: di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế, triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung cho mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế, xây dựng cơ chế đặc thù, nhằm thúc đẩy xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Đây là những việc lớn trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước. Cử tri Thừa Thiên Huế mong muốn Chính phủ, Quốc hội tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Thừa Thiên Huế nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, thiết thực cùng Thừa Thiên Huế bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô, văn hóa Huế - văn hóa Việt Nam.

Kính thưa Quốc hội!

Diễn biến đa thiên tai thời gian qua diễn ra khó lường, tác động sâu rộng và để lại hậu quả nghiêm trọng cho miền Trung. Công tác dự báo, cảnh báo là yêu cầu cấp bách nhằm chủ động phòng, tránh ảnh hưởng của thiên tai. Đề nghị Chính phủ đánh giá để có chiến lược phòng chống thiên tai trong giai đoạn mới, tiếp tục điều tra, đánh giá, nghiên cứu để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo và các giải pháp lâu dài cho việc phòng tránh tác động những hình thái thiên tai mới nhưng có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều với tần suất càng cao như lở núi, lũ ống, lũ quét tại miền Trung.

Trong công tác phòng chống thiên tai, phương châm 4 tại chỗ được phát huy có hiệu quả. Thừa Thiên Huế có phương châm thứ 5, đó là tự quản tại chỗ trong thời gian bão lụt. Để thực hiện hiệu quả tại chỗ, vấn đề là phải chuẩn bị trước khi bão lũ xảy ra về phương tiện, cơ sở vật chất, hậu cần trong công tác điều hành, chỉ huy tại chỗ nhất là tại các khu vực có khả năng chia cắt, cô lập. Cứu hộ, cứu nạn, là nhiệm vụ đặc thù thực hiện trong điều kiện đặc biệt khó khăn về thời tiết cũng như địa hình vì vậy cần có đội ngũ cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp về việc tổ chức, lực lượng, trang thiết bị  đặc thù để có thể tranh thủ những “thời điểm vàng” trong công tác cứu hộ, cứu nạn.

Kính thưa Quốc hội!

Nhân dân đánh giá cao công tác kiểm soát dịch COVID trong thời gian qua của Chính phủ. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện các làn sóng COVID mới trong cộng đồng vẫn tiềm ẩn và rất cao. Với những bài học và kinh nghiệm trong ngăn chặn, phát hiện và dập dịch của Chính phủ trong thời gian vừa qua, Chính phủ cần đánh giá thấu đáo, khoa học để có quyết sách, chủ trương phòng chống dịch trong giai đoạn mới nhất là trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là thời điểm mà khí hậu thời tiết ở nước ta thuận lợi cho phát triển bệnh đường hô hấp.

Song song phòng, chống dịch chúng ta tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, tạo khởi đầu tốt cho Kế hoạch 5 năm tới 2021-2025, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có giải pháp, cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp phụ trợ đã có chủ trương như khu công nghiệp phụ trợ dệt may tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế, khu công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Quảng Nam,... nhằm tạo điều kiện thu hút chuỗi sản xuất của các nước về Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng nền công nghiệp nước nhà bền vững, chủ động trong tương lai.

Về chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành với nhiều mục tiêu và giải pháp; tuy nhiên, để các mục tiêu này sớm thành hiện thực, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và kiên trì của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, sự vào cuộc thực sự của doanh nghiệp, người dân và quan trọng là cần nguồn lực không nhỏ của ngân sách cũng như của toàn xã hội.

Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền phải được xem là nhiệm vụ ưu tiên nhằm tiếp tục hoàn thiện chính quyền điện tử, thực hiện thực chất dịch vụ công trực tuyến và quan trọng chuyển đổi số cơ quan chính quyền sẽ dẫn dắt và phát huy hiệu quả chuyển đổi số trong các hoạt động dịch vụ của xã hội. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự đồng bộ từ các bộ, ngành đến địa phương, vì vậy, các bộ, ngành cần sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực mình và quan tâm để hỗ trợ, hướng dẫn địa phương triển khai đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phục vụ chuyển đổi số của địa phương cũng như quốc gia.

Cải thiện và nâng cao chất lượng thể chất, sức khỏe của người dân là nhiệm vụ chiến lược quốc gia quan trọng, hướng tới một quốc gia hùng cường, trong đó chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xem là giải pháp, mục tiêu hàng đầu của ngành y tế trong giai đoạn tới nhằm nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ người dân gắn liền với thời gian sống mạnh khỏe cao, cải thiện thể lực, chiều cao của thế hệ trẻ.

Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội cần có giải pháp và cơ cấu chi bảo hiểm y tế nói riêng và nguồn lực của ngành y tế nói chung cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sàng lọc cho các đối tượng đặc biệt là trẻ em, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, thực hiện tốt quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã có từ ngàn xưa của cha ông ta.

Xin cảm ơn Quốc hội./.

 

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.798.618
Truy cập hiện tại 1.480