Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính Phủ: Phục hồi, phát triển kinh tế
Ngày cập nhật 17/02/2022
 
Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ
Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ
Chiều 16/2, Phó tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội (KT- XH). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh tỉnh.
 
 

Ngày 30/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Theo Nghị quyết, NHCSXH được giao triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023), gồm:

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 và các văn bản có liên quan. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 7.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 và các văn bản có liên quan. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 6.800 tỷ đồng.

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập. Việc cho vay để trang trải chi phí học tập thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và các văn bản liên quan. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 1.500 tỷ đồng.

Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 3.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 700 tỷ đồng.

Tiếp tục triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định Nghị quyết 11 là chương trình quan trọng, thể hiện quyết tâm của Chính phủ về phục hồi KT- XH do tác động của đại dịch COVID-19. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp đồng bộ, triển khai huy động và bố trí nguồn lực cho phù hợp, hài hòa. Trong quá trình tổ chức triển khai cần phải làm nhanh, cụ thể hóa đầy đủ, rõ ràng để thực hiện hiệu quả. Tinh thần là chương trình quan trọng này phải được triển khai nhanh, kịp thời, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; cần đẩy mạnh tuyên truyền, tạo đồng thuận, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, để nghị quyết đi vào cuộc sống.

 

Nguồn: thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.838.481
Truy cập hiện tại 4.737