Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
“Người mẹ Làng Sen”: Tái hiện quãng thời gian sâu đậm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở Huế
Ngày cập nhật 17/05/2023

Nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen” vào tối 12/05.

 
 

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình diễn ra tại Nhà hát Sông Hương (Học viện Âm nhạc Huế). Đến dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND; UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo nhân sĩ trí thức, lực lượng vũ trang, người dân.

“Người mẹ làng Sen” ngược dòng thời gian về với cội nguồn sinh thành, dưỡng dục Bác Hồ kính yêu. Đây là lần đầu tiên một chương trình nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng diễn ra giữa Nghệ An và Huế, 2 địa danh gắn liền với thời niên thiếu của Người trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Chương trình là sự kiện trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2023.

Phát biểu tại chương trình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhắc lại những dấu ấn lịch sử, gắn bó sâu nặng của gia đình Bác Hồ với Huế.

Năm 1895 bà Hoàng Thị Loan rời quê nhà, cùng chồng và hai con trai vào Huế sinh sống, để cụ Nguyễn Sinh Sắc có điều kiện học tập, chuẩn bị cho kỳ thi Hội. Sống trong ngôi nhà nhỏ ở Thành Nội, cụ Nguyễn Sinh Sắc chuyên tâm học hành, bà Hoàng Thị Loan thức khuya, dậy sớm quán xuyến việc gia đình, quay tơ dệt vải, chăm sóc con cái, giúp chồng yên tâm đèn sách. Cuối năm 1900, sau khi sinh người con thứ 4 là Nguyễn Sinh Nhuận, do sức khoẻ yếu, bà lâm bệnh và qua đời vào ngày 10/2/1901 khi vừa 33 tuổi.

Với những biến cố lịch sử của thời đại và gia đình ở Huế, những năm tháng Nguyễn Tất Thành theo học ở Huế cũng là lúc dấy lên các phong trào yêu nước chống lại thực dân Pháp. Và với tất cả lòng nhiệt tình yêu nước đã nung nấu bấy lâu, Nguyễn Tất Thành tham gia mạnh mẽ phong trào chống thuế, chống phu phen tạp dịch năm 1908. Từ hiện thực sinh động của phong trào đấu tranh ở Huế, với tình thương của người Mẹ, tình nghĩa đồng bào, bà con, lối xóm đã nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp, hình thành nhân cách cao quý, một tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự chương trình nghệ thuật “Người mẹ Làng Sen”

Chương trình nghệ thuật “Người mẹ Làng Sen” được dàn dựng công phu, được tổ chức theo 3 trường đoạn: Chương 1: “Từ cánh võng Làng Sen” - Chương 2: “Đóa sen thanh cao” - Chương 3: “Rạng rỡ Việt Nam”. Đó là câu chuyện được kể bằng nghệ thuật mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc về bà Hoàng Thị Loan - mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó tưởng nhớ, tôn vinh những phẩm chất và giá trị nhân văn sâu sắc của Bà, người phụ nữ hội tụ đầy đủ phẩm hạnh, cốt cách của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Chương trình nghệ thuật cũng tái hiện quãng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Huế - nơi in dấu thời niên thiếu và tuổi thanh niên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của Bác.

Một số hình ảnh tại chương trình nghệ thuật:

 
Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại chương trình
 
 
 
 
 

 
Nguồn:thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.782.742
Truy cập hiện tại 864