Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
CHÍNH SÁCH MỚI, CHẾ ĐỘ MỚI
Ngày cập nhật 30/11/2018
Ảnh Internet

 

 

 

 

Người lao động được góp ý kiến xây dựng thang, bảng lương

Tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

 

Theo Nghị định này, người lao động được tham gia ý kiến về 04 nội dung, gồm: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể; Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Đáng chú ý, Nghị định này cũng quy định, người sử dụng lao động có dưới 10 người lao động được miễn tổ chức hội nghị người lao động. Đây là một trong những quyền lợi của doanh nghiệp có dưới 10 lao động.

Nghị định 149/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/11/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Đã có nghị định điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ

Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng.

 

Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm hưởng lương hưu.

Cụ thể:

- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,31%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2020, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 6,15%, thấp nhất là 0,64%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 3,08%, thấp nhất là 0,27%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.

Không được tổ chức họp kết hợp tham quan, nghỉ mát

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 45/2018/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.

 

Một trong những nội dung nổi bật nhất của Quyết định này là quy định về 05 trường hợp không tổ chức họp, gồm:

- Họp kết hợp với tham quan, giao lưu, nghỉ mát hoặc dùng hình thức họp để tổ chức vui chơi, giải trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

- Họp giải quyết các công việc thường xuyên trong tình hình có thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Họp giải quyết công việc đã được phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết;

- Họp giải quyết công việc đã được pháp luật quy định giải quyết bằng các cách thức khác không phải thông qua cuộc họp;

- Họp nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của cấp dưới thay thế cho việc kiểm tra trực tiếp đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới và cơ sở.

Cũng theo Quyết định này, thời gian tiến hành các cuộc họp như sau: Họp giao ban, họp giải quyết công việc, họp tham mưu, tư vấn, họp điều phối: Không quá 1/2 ngày làm việc; Họp chuyên môn: Từ 01 buổi làm việc đến 01 ngày, trường hợp những đề án, dự án lớn có thể kéo dài hơn; Họp sơ kết, tổng kết công tác: Không quá 01 ngày; Họp chuyên đề: Không quá 01 ngày; Họp tập huấn, triển khai: Từ 01 - 02 ngày.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/12/2018.

Sẽ công khai 100% hoạt động kiểm tra doanh nghiệp lên mạng

Với mục tiêu cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức, Chính phủ quyết tâm đến năm 2020, sẽ đạt được một số chỉ tiêu như: Công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên trang mạng Internet của cơ quan có thẩm quyền; Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về đất đai, đầu tư, xây dựng, nộp thuế và bảo hiểm xã hội để đạt điểm số trung bình của ASEAN 4 theo Chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới; Giảm một nửa tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành phải chi trả chi phí không chính thức…

 

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tập trung thực hiện một số giải pháp như: Sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng làm rõ khái niệm, nội hàm của cụm từ “điều kiện kinh doanh”; Rà soát các quy định yêu cầu tổ chức tín dụng phải công khai, minh bạch các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận; Điều chỉnh tỷ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động…

 

Ban Văn hóa - Thông tin - Theo Cổng thông tin điện tử TT. Huế
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.790.697
Truy cập hiện tại 4.049