Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tôn vinh Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ năm 2020
Ngày cập nhật 31/12/2020
 
Tôn vinh Nghệ nhân
Tôn vinh Nghệ nhân
Chiều ngày 29/12/2020, Sở Công thương tổ chức Lễ tôn vinh Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú; trao danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ năm 2020 và tổng kết giải Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Phương – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Với ý nghĩa tôn vinh nghề thủ công truyền thống; giới thiệu, vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi, những người đã có công xây dựng, truyền nghề cho các thế hệ, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống cũng như việc lưu truyền các tác phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị văn hóa đặc sắc; ngày 29/10/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1884/QĐ-CTN và Quyết định số 1886/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú. Trong đó, Thừa Thiên Huế vinh dự có ông Trần Duy Mong được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 09 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” là các ông: Đoàn Minh Căn, Nguyễn Văn Chư, Nguyễn Đăng Hoàng, Nguyễn Văn Hoàng, Thân Văn Huy, Lê Văn Sơn, Phùng Hữu Thái, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Viện được.

Về danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phong tặng danh hiệu này cho nghệ cho 05 cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực nghề: vẽ tranh pháp lam cung đình, đệm bàng mỹ nghệ, điều khắc gỗ mỹ nghệ, sơn son thếp vàng, nghề khảm sành, sứ truyền thống (nề, ngõa).

Trong giai đoạn 2015-2020, qua 02 đợt xét tặng, tổng số cá nhân của Tỉnh đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân" là 03 người, trong tổng số 21 người của cả nước (chiếm tỷ lệ 14,2%) và danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú" là 13 người trong tổng số 156 người của cả nước (chiếm tỷ lệ 8,3%). Đối với phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế: từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh đã tố chức 07 lần xét phong tặng, kết quả đã có 37 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế. Đây là những con số đáng ghi nhận về những nỗ lực của cá nhân các nghệ nhân được phong tặng và sự quan tâm của các cấp các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Dịp này, Tỉnh cũng đã trao 13 giải cho Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2020. Bộ  dĩa pháp lam Long Phụng của tác giả Đỗ Hữu Triết (đại diện) - Trần Nam Long - Nguyễn Quốc Hiếu đạt giải Nhất. Bộ quà lưu niệm “Bình Phong” đặc trưng Huế của tác giả Phạm Đăng Nhật Thái và Bộ áo dài Huế lấy ý tưởng từ nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Huế của Công ty TNHH MTV Viết Bảo QB đạt giải Nhì. Bộ lắp ráp Mô hình giấy 3D Ngọ Môn Huế của tác giả Lê Ngọc Tuấn Anh; Bộ khay và tấm trải gia dụng “Kết nối tinh hoa làng nghề Huế” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đủ (đại diện) và Nguyễn Thị Thanh Trà; Bộ sản phẩm đèn diều Huế của tác giả Nguyễn Văn Hoàng đạt giải Ba.

Được biết, qua 6 đợt tổ chức Hội thi, các nghệ nhân, thợ giỏi đã trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc, đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành sản phẩm hàng hóa, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định góp phần phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương.

Tôn vinh các nghệ nhân

Để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng độc đáo, đạ dạng, có tính ứng dụng cao; các nghề và làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ sở sản xuất, tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến mẫu mã, chế tác, sáng tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc Huế, bản sắc dân tộc Việt Nam. Đối với các nghệ nhân, cần tiếp tục lao động, cống hiến, gìn giữ, phát triển và truyền nghề cho các thế hệ; là những tấm gương trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Song song đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng khẳng định: “Phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Phát triển nghề truyền thống và làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,… 

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu Sở Công Thương trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với các Sở ngành, và nhất là các địa phương để thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh ban hành, xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể để tăng cường lồng ghép hỗ trợ các làng nghề phát triển, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn việc phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh những chính sách ưu đãi để hỗ trợ các làng nghề thủ công truyền thống phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong cộng đồng làng nghề.

 

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.786.041
Truy cập hiện tại 2.535