Thực hiện nhiều đột phá trong sản xuất nông nghiệp sạch gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển du lịch làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới... là những điểm nhấn của huyện trọng quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025.
Quảng Điền có vị trí tiếp giáp với bờ biển dài và đầm phá Tam Giang rộng lớn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nhất là trên lĩnh vực du lịch. Cùng với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt huyện đã và đang đẩy mạnh thực hiện chương trình sản phẩm ocop giai đoạn 2021-2025. Trong 17 danh mục hiện trạng các sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trong đó đáng chú ý là sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh thành sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch nông nghiệp nông thôn. Để chương trình sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra đang tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào khai thác tiềm năng thế mạnh của đầm phá, Huyện chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch gắn kết các tour tuyến du lịch với các doanh nghiệp du lịch như: Du lịch đầm phá, du lịch trải nghiệm, trong đó tour du lịch cộng đồng trên phá Tam Giang tại thôn Ngư Mỹ Thạnh đã tạo được sức hút đối với du khách với các hoạt động tham quan chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh, thăm làng nghề mây tre đan Thủy Lập, xã Quảng Lợi bằng xe đạp, trải nghiệm làm ngư dân trên phá.
Theo ông Trần Công Trực - Phó phụ trách phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: Nét đặc trưng của Tuor du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch tiềm năng tại điểm du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh, đó là ngoài được sự phục vụ chu đáo, tận tình của đội ngũ hướng dẫn viên không chuyên của huyện và của người dân địa phương, trên hành trình du lich dụ khách sẽ được trải nghiệm với nhiều hoạt động như: Bắt hải sản bằng “Nò – Sáo” chèo thuyền SUP khám phá làng chài Ngư Mỹ Thạnh; ngắm hoàng hôn trên vùng phá Tam Giang; thưởng thức những món ăn siêu ngon được chế biến từ sản vật vùng phá. Ngoài ra, du khách còn được chụp những tấm hình tuyệt đẹp ở làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh – Những bức bích họa được vẻ trên tường nhà người dân, thể hiện cảnh vật, cuộc sống của người dân trên vùng phá Tam Giang và đặc biệt du khách sẽ trở thành một người dân đi chợ khi đến với chợ nổi trên phá Tam giang vào lúc trời tờ sáng.
Để sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh được công nhận sản phẩm ocop theo đúng kế hoạch, Huyện Quảng Điền đã chỉ đạo UBND xã Quảng Lợi, phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành triển khai khảo sát, quy hoạch vùng du lịch cộng đồng sinh thái Ngư Mỹ Thành theo đúng tiềm năng vốn có của nó qua đó để có chính thu hút đầu tư phát triển du lịch của huyện. Đến thời điểm này xã Quảng Lợi đã hoàn tất các thủ tục, nhân sự trình UBND huyện xem xét ra Quyết định thành lập HTX dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang - Quảng Lợi, đồng thời bừng nguồn kinh phí phát triển du lịch của huyện Phòng Văn Hóa và Thông tin huyện đã và đang đẩy nhanh các hàng mục thiết yếu năm trong chuổi phát triển xây dựng du lịch sinh thái, du lịch công động Ngư Mỹ Thạnh.
Theo ông Trần Quốc Thắng - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện cho biết “Phát triển du lịch biển và đầm phá là một trong những chủ trương và định hướng lớn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền trong giai đoạn 2020 – 2025, với quyết tâm tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chuyển từ nông nghiệp dần sang công nghiệp và dịch vụ du lịch. Vì vậy, trong giai đoạn này, huyện Quảng Điền tiếp tục kêu gọi tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đến đầu tư khai thác du lịch biển và đầm phá. Đồng thời, huyện sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, kết nối các tuor tuyến để thu hút du khách đến với vùng đất giàu tiềm năng văn hóa lịch sử và mến khách Quảng Điền.
Sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Ngư Mỹ Thạnh sau khi được công nhận sản phẩm ocop sẽ là động lực rất lớn để Quảng Điền vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng môi trường thân thiện. Nó còn góp phần đẩy nhanh thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” dựa trên các tiềm năng, lợi thế của vùng và hướng đến mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị, thương hiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của vùng miền, gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ nông thôn”.