Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Phát triển kinh tế số, xã hội số tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ngày cập nhật 05/01/2023
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh vực và xây dựng đô thị thông minh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Sau một năm triển khai, chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Hue-S tại chợ Đông Ba
Lãnh đạo tỉnh thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Hue-S tại chợ Đông Ba
 
 

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện nền tảng phát triển và tích hợp Chính quyền điện tử như: Nền tảng phát triển ứng dụng, nền tảng tích hợp, chia sẻ liên thông (LSGP) đã kết nối thông với nền tảng tích hợp chia sẻ liên thông quốc gia (NGSP). Hạ tầng kết nối từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến Chính phủ, các hệ thống quốc gia đã được thiết lập và vận hành hiệu quả. Tập trung nguồn lực xây dựng phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, nhân lực số. Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây: Đang thí điểm tại Trung tâm HueIOC, thí điểm Kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ.

Đã triển khai và thí điểm 5/7 nền tảng số dùng chung: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; Nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; Nền tảng họp trực tuyến; Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước. Đã triển khai ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong 4/7 nền tảng số. Quản lý, khai thác và phát triển Sàn giao dịch công nghệ và điểm Kết nối cung cầu công nghệ (Chợ ảo công nghệ và thiết bị).

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai nền tảng Hue-S. Từ thành công của dịch vụ Phản ánh hiện trường ban đầu, đến nay Hue-S đã được mở rộng, tích hợp thêm nhiều dịch vụ đô thị thông minh và chính quyền số, bao gồm các dịch vụ: Thông báo cảnh báo; Giáo dục đào tạo; Chống bão lụt; Chống dịch bệnh; Taxi; Dịch vụ thiết yếu; Y tế sức khỏe; Giao thông, di chuyển; Dịch vụ du lịch; Môi trường, tài nguyên; Quy hoạch đất đai; Cảnh báo cháy và phân hệ Chính quyền số. Để thuận tiện cho người dùng, Hue-S cũng đã được phân thành các giao diện khác nhau đối với người sử dụng.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định Hue-S là nền tảng đặc thù thúc đẩy chuyển đối số của tỉnh trong trong thời gian tới. Để người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước dễ sử dụng, chúng tôi đã xây dựng kiến trúc chuyển đổi số, sắp xếp giao diện Hue-S một cách tối ưu nhất, gồm: Khối truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối xã hội số; khối chính quyền số và khối cá thể hóa người dùng. Đây sẽ bộ khung giúp cho hoạt động chuyển đổi số thống nhất, bền vững.

Về kinh tế số, bước đầu tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng các nền tảng giúp cho doanh nghiệp, người dân, hộ gia đình có thể tiếp cận theo một cách đơn giản nhất và phù hợp với tiềm lực của địa phương. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử: 4.842 doanh nghiệp (83,89%). Số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định: 193 điểm, đạt 100%. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx: 600 doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số: 2.800 doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh tham quan các gian hàng doanh nghiệp chuyển đổi số

Trong năm 2022, Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 diễn ra trong 3 ngày (từ 17/8 đến ngày 19/8/2022) với nhiều hoạt động phong phú với 6 phiên chuyên đề, 3 tọa đàm chuyên sâu, triển lãm các giải pháp công nghệ số tiêu biểu diễn ra trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, và thu hút sự tham gia của hơn 50 diễn giả, hơn 1.000 lượt đại biểu, hơn 3.000 khách tham quan triển lãm. Ngoài ra, các hoạt động sự kiện cổ vũ, tuyên truyền cho ba trụ cột của CĐS cũng được tổ chức tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho nâng cao nhận thức CĐS: sự kiện Ra mắt Ví điện tử Hue-S ngày 30/10/2022 nhằm triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng tại Chợ Đông Ba, Thành phố Huế. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cài đặt, sử dụng ví điện tử và mở điểm chấp nhận thanh toán ở hệ thống các nhà thuốc, các hãng taxi, các phường, huyện,.. trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông còn tham gia các gian hàng với sản phẩm Các giải pháp thanh toán Hue-S do Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị tổ chức. Qua hơn 1 tháng triển khai, đến nay đã có hơn 21.000 tài khoản cài đặt sử dụng Ví điện tử và hơn 300 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn tỉnh.

Về xã hội số, 100% hộ gia đình có địa chỉ số; 45% người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông; Mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền qua kênh Tương tác Hue-S là tương đối cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có 137/141 xã, phường, thị trấn đã triển khai phương thức chi trả điện tử cho đối tượng bảo trợ xã hội nhằm góp phần cho người dân thuận lợi trong việc nhận tiền chế độ.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện: Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, hình thành kỹ năng số, hoàn thiện công dân số và phát triển cộng đồng công dân số trên địa bàn. Với việc Thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng đã thúc đẩy phát triển xã hội số: Giúp người dân trên địa bàn có kỹ năng số, có thể sử dụng thành thạo nền tảng số để thụ hưởng cuộc sống tốt hơn thông qua sử dụng các dịch vụ số đáp ứng nhu cầu thiết yếu như: tiếp cận thông tin chính thống, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông, văn hóa.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định chuyển đổi số là bước đột phá để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi số là lĩnh vực rộng nhưng dưới sự thống nhất điều phối của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó ban hành chương trình hành động, tập trung xây dựng khung kiến trúc chuyển đổi số của tỉnh dựa trên kết quả làm được từ trước tới nay nhưng phù hợp với xu thế hiện nay.

Thời gian tới, phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng xây dựng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức, ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng 4G, hướng đến phủ sóng 5G đến tất cả các thôn, xóm, khu vực dân sinh trên toàn tỉnh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh, kết nối liên thông, mở chia sẻ dữ liệu để tập hợp tài nguyên dữ liệu của tỉnh vào một đầu mối xử lý, phân tích, tạo ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số…

 

Nguồn:thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.788.811
Truy cập hiện tại 3.495