Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Cụ thể hóa các quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn của địa phương
Ngày cập nhật 29/03/2023
Sáng 28/3, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 10, khóa VIII để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp
 
 

Phát triển kinh tế xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh, kỳ họp này nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn của địa phương. đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận để xem xét thông qua các nghị quyết nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong các tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh lần này, tờ trình xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” là nội dung quan trọng đã được các đại biểu tập trung thảo luận đã được HĐND tỉnh thông qua.

Sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” đã bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế.

Đề án “Phát triển kinh tế xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”
nhằm 
khơi dậy tiềm năng kinh tế biển, đầm phá

Theo đó, đề án gồm  4 phần, phạm vi gồm 44 đơn vị cấp xã đầm phá, ven biển. Mục tiêu xây dựng đề án nhằm phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ, toàn diện về thực trạng và tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh và các đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển và vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Xác định đúng vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; định hướng phát triển chung và các ngành, lĩnh vực;…

Đề án ưu tiên nguồn vốn thực hiện 5 chương trình trọng điểm. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2021-2025: Từ 50.000 đến 60.000 tỷ đồng (bình quân 10.000 đến 12.000 tỷ đồng/năm); giai đoạn 2026-2030: Từ 100.000 đến 110.000 tỷ đồng (bình quân thời kỳ 20.000 đến 22.000 tỷ đồng /năm).

Thảo luận nội dung này, các đại biểu đánh giá cao, thống nhất với tính cấp bách xây dựng đề án. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị nhìn nhận lại vấn đề quy hoạch đầm phá; đẩy mạnh kết cấu hạ tầng dịch vụ về hạ tầng du lịch biển, đô thị biển; xây dựng sản phẩm chủ lực vùng đầm phá; bổ sung thêm một số nhiệm vụ trọng tâm; sắp xếp lại đất nghĩa trang vùng ven đầm phá;…

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại kỳ họp

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã giải trình, tiếp thu các vấn đề các đại biểu nêu. Đồng thời khẳng định, Đề án này nhằm kết nối kinh tế biển, du lịch biển, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển, đầm phá và quan trọng là giải pháp huy động nguồn lực cho tỉnh. Việc xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt rất quan trọng, cần thiết, đảm bảo phù hợp với giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông qua 20 nghị quyết quan trọng

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh cũng quyết định thông qua nhiều nội dung khác như: Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ vui chơi thể thao Lộc Bình, huyện  Phú Lộc; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận (đoạn còn lại tiếp giáp với đoạn kè đã đầu tư), huyện Phú Vang; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Đường Phú Mỹ - Thuận An, huyện Phú Vang; bố trí kinh phí thực hiện dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho các đơn vị trong ngành y tế; phương án “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đối với các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp dôi dư sau khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công trên địa bàn tỉnh; Giao biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2023; Điều chỉnh việc hỗ trợ kinh phí, chăm sóc, nuôi dưỡng tại làng trẻ em SOS Huế và một số nội dung quan trọng khác...

Tại kỳ họp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết: “Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã xem xét thông qua 20 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng để các ngành, địa phương kịp thời triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.. Để thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh vừa thông qua, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết”.

 
 
 
 
 
 
Nguồn:thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.655.150
Truy cập hiện tại 772