Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung "đặt hàng" Thừa Thiên – Huế thực hiện việc xây dựng mã số an sinh xã hội đầu tiên trong cả nước
Ngày cập nhật 18/11/2020
Chiều ngày 11/11/2020, tại trụ sở Bộ LĐ-TBXH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế làm trưởng đoàn.
Tham dự buổi làm việc, phía Bộ LĐ-TBXH còn có Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà; Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cùng thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Phía Đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên - Huế có ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Đặng Hữu Phúc - Giám đốc Sở LĐ-TBXH cùng các đại diện.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc chú trọng sự hài hoà giữa công tác phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Nhiều lĩnh vực quản lý của ngành LĐ-TB&XH đã được tỉnh thực hiện tốt như việc làm, người có công, giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, bảo trợ xã hội...

Anh-2b---0494.jpg

 Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2020 là năm cuối cùng triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa quan trọng, đã quyết định thành công thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung lãnh, chỉ đạo và xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Đặc biệt, đã quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính Phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW.

Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Thừa Thiên Huế đã gặp không ít khó khăn, thách thức… Song, được sự quan tâm của Chính Phủ, các Bộ, ngành TW, tỉnh đã triển khai nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19, đồng thời tập trung phát triển trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

Ước tính, năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ đạt 2 - 3%. Đây là mức tăng tương đối khá so với các tỉnh trong khu vực miền Trung có ngành dịch vụ phát triển trong tình hình đại dịch Covid -19. Trong đó khu vực dịch vụ ước tăng trưởng âm từ 0,13 - 1%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, ước đạt 6,73 - 7,77% ; Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 1 - 1,52%; Khu vực thuế trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,5%.

Về cơ cấu các khu vực kinh tế, Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt tương ứng 48,2% - 32,2% - 11,3% - 8,3%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 50,38 triệu đồng, tương đương 2.168 USD, tăng 6,2%.

Cùng với đó, thu ngân sách nhà nước năm 2020 ước đạt 6.628,9 tỷ đồng, chiếm 87% dự toán, giảm 21,3% so với thực hiện năm 2019; Chi ngân sách năm 2020 ước đạt 11.416, bằng 95,6% dự toán; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 18,9%, đạt KH; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 800 triệu USD, đạt 72,7% kế hoạch, giảm 15,8% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 5, bão số 9, đặc biệt từ ngày 06/10 đến ngày 22/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to trên diện rộng, gây ra một đợt lũ đã gây thiệt hại đặc biệt lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân; ước tổng giá trị thiệt hại của 03 đợt thiên tai là 2.039,2 tỷ đồng, trong đó bảo số 5 là 504,1 tỷ đồng; đợt lũ từ ngày 6 đến 22/10 là 1.126,2 tỷ đồng, bão số 9 là 408,9 tỷ đồng. Kinh tế - xã hội trong năm 2020 diễn ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương; tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các giải pháp vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Anh-3---0327.jpg

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu

Báo cáo về tình hình đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2020, ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ-TBXH cho biết, về tình hình lao động - việc làm và hoạt động hỗ trợ các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, Thừa Thiên – Huế đã hoàn thành đạt 99,6%.

Trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 7.379 lao động (499 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 7.500 lao động bị thôi việc, mất việc, chiếm 12% lực lượng lao động trên địa bàn. Về lĩnh vực này, tỉnh đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 8.099 người, tăng 68,8 % so cùng kỳ với tổng số tiền chi là 116,3 tỷ đồng.

Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Công tác giáo dục nghề nghiệp 9 tháng đầu năm có 5.648 lao động đăng ký học nghề.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế
báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2020

Về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, tỉnh đã giải quyết kịp thời trợ cấp ưu đãi hàng tháng 18.500 người có công và thân nhân; đã thay 265 bia mộ còn lại có khắc dòng chữ “liệt sĩ vô danh”, “liệt sĩ không xác định được danh tính” tại các huyện, thị xã.

Về nhà ở người có công, tỉnh đã hỗ trợ cho 4.954 hộ (hỗ trợ xây mới :1.066 hộ, cải tạo, sửa chữa: 3.888 hộ), tổng kinh phí đã giải ngân: 120.400 triệu đồng (trong đó: NSTW: 108.360 triệu đồng, NSĐP: 12.040 triệu đồng); hiện nay còn 313 hộ, tổng kinh phí chưa giải ngân là 7.680 triệu đồng.

Trong các lĩnh vực xã hội, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh dự ước giảm còn 3,67% vào cuối năm 2020; bình quân giảm 0,94%/năm là vượt chỉ tiêu Chính phủ giao giảm 0,87%/năm. Công tác chi trả trợ cấp, trợ giúp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được quan tâm thực hiện kịp thời; phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn. Các quyền của trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật. Số cán bộ nữ giữ cương vị quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị ngày càng tăng; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được chú trọng. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

 
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi làm việc
 

Sau khi nghe đánh giá từ các đơn vị trực thuộc về những khó khăn mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã gặp phải trong công tác của ngành thời gian qua, Bộ trưởng Đáo Ngọc Dung đã ghi nhận và đánh giá cao công tác triển khai có hiệu quả việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do Covid-19 gây nên. Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp tới từng địa phương để giám sát việc chi trả tới các nhóm đối tượng, thể hiện sự quan tâm và sát sao trong hỗ trợ người dân…

Nhận định về kết quả tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được, Bộ trưởng cho rằng điều này thể hiện sự quan tâm sát sao và kịp thời của lãnh đạo, các ngành trong tỉnh thời gian qua đối với lĩnh vực an sinh xã hội.

Liên quan tới công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cao, Bộ trưởng đề nghị tỉnh cần sớm nghiên cứu và đầu tư Khu kinh tế theo hướng phát triển thành trung tâm nguồn nhân lực, đáp ứng sự phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết với quy hoạch của địa phương và các ngành.

Về đề xuất quy hoạch lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo Bộ đồng ý nguyên tắc kiến nghị của tỉnh về việc đề xuất với Chính phủ phê duyệt bổ sung một trường cao đẳng của tỉnh vào danh mục các trường cao đẳng chất lượng cao giai đoạn 2021-2025. Qua đó nhằm đảm bảo đủ năng lực đào tạo một số ngành nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.

Liên quan tới lĩnh vực người có công, Bộ trưởng đánh giá cao việc tỉnh đã xử lý dứt điểm 265 bia mộ có ghi tên “liệt sĩ vô danh”. Đây là việc làm rất thiết thực và cụ thể. “Với công tác xử lý hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng, Thừa Thiên Huế không phải là địa phương làm điểm nhưng tỉnh đã chủ động đăng ký triển khai và tới nay chỉ còn 8 hồ sơ tồn đọng”. Đồng thời, yêu cầu Cục Người có công phối hợp với Sở LĐ-TB&XH Thừa Thiên Huế giải quyết dứt điểm 8 hồ sơ còn tồn đọng trên trước ngày 31/12/2020. Các cơ quan trên cần trả lời rõ tới người dân, trường hợp nào đủ điều kiện công nhận hoặc ngược lại.

Bộ trưởng đề nghị Thừa Thiên Huế nên xây dựng hệ thống phát triển linh hoạt đa dạng về số lượng và chất lượng, thống nhất số hoá thông tin của ngành, thực hiện việc xây dựng mã số an sinh xã hội đầu tiên trong cả nước.

Theo đó, cơ quan quản lý địa phương sẽ tích hợp các mã số vào 1 tấm thẻ để quản lý thông tin cá nhân của người có công, bảo hiểm xã hội, hộ nghèo và cận nghèo qua đó giúp tăng sự thuận tiện trong đời sống của người dân và công tác quản lý nhà nước của ngành.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội chia sẻ ý kiến tại buổi làm việc

Về việc nâng cấp các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện ma tuý, Bộ trưởng yêu cầu tách rõ theo hướng: Xây dựng mô hình trung tâm bảo trợ đa năng phục vụ công tác chăm sóc trẻ em, người già và người khuyết tật. Ngoài ra, mô hình cơ sở quản lý đối tượng cai nghiện cần được tách riêng.

Với đề xuất đầu tư cơ sở nuôi dưỡng người có công của tỉnh, Bộ trưởng đề nghị triển khai theo 2 hướng: Vụ Tài chính kế toán của Bộ sẽ cân đối kinh phí chi thường xuyên để hỗ trợ và đồng thời đưa nội dung công việc này vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2...

Phát biểu tống kết buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu việc chăm lo cho ngành LĐ-TB&XH và lĩnh vực an sinh xã hội là một trong số các chủ trương nhất quán, nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ thường xuyên của các cấp. Cụ thể là:

Đẩy mạnh việc tuyên truyền nhằm đảm bảo công tác xã hội hoá các sự kiện chính sách xã hội, trong đó thực hiện nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong thực hiện một số lĩnh vực người có công, người yếu thế, người khuyết tật, người già do nhà nước bảo trợ. Còn lại, các lĩnh vực khác có thể nghiên cứu việc xã hội hoá theo hướng nhà nước và các tổ chức xã hội cùng chung tay, phát huy vai trò văn hoá tương thân tương ái của dân tộc

Nguồn:sldtbxh.thuathienhue.gov.vn

Sông Hương
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.791.162
Truy cập hiện tại 4.158