Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Xây dựng và lan tỏa các mô hình hiệu quả trong phổ biến pháp luật
Ngày cập nhật 17/12/2020
 
Ông Đào Chuẩn, Giám đốc Sở Tư Pháp chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
Ông Đào Chuẩn, Giám đốc Sở Tư Pháp chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
Sáng 15/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành của cán bộ, nhân dân. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy và Phó Trưởng Ban dân vận Trung ương Nguyễn Lam đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Đào Chuẩn, Giám đốc Sở Tư Pháp cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương.
 
 

Theo đó, Hội nghị đã quán triệt một số nội dung cơ bản, những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương trong công tác PBGDPL và đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện Kết luận số 80-KL/TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg bảo đảm khả thi, hiệu quả phù hợp với bối cảnh, điều kiện tình hình thực tế, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Đặc biệt, Hội nghị nhấn mạnh đến mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả thời gian qua, thực trạng và giải pháp sắp tới.

Các đại biểu cho rằng, khi xây dựng một mô hình PBGDPL bảo đảm hiệu quả, chú trọng đến các vấn đề như: nhóm đối tượng hoạt động PBGDPL hướng đến; đặc trưng của nhóm đối tượng; những hoạt động chủ thể cần phải triển khai; cách thức triển khai các hoạt động đó trên cơ sở những điều kiện, nguồn lực bảo đảm cụ thể (kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực) để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, các mô hình phải có tính lan toả. Đây là tiêu chí rất quan trọng bởi lẽ một mô hình hiệu quả phải có khả năng tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều chủ thể, trong không gian rộng lớn, được sử dụng nhiều lần và được nhiều người đón nhận. Sự lan toả không chỉ ở bên trong chủ thể thực hiện mà còn cả bên ngoài, đối với nhiều chủ thể khác, để qua đó, mọi người đều nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của pháp luật; tự học tập tìm hiểu pháp luật; tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật, nhận thức được đây như một trong những công cụ quan trọng nhất để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người.

Đồng thời lưu ý đến tính khả thi, khả năng nhân rộng, phổ quát và bền vững của các mô hình đã và đang được trển khai. Đó là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; các hội nghị, hội thảo, tọa đàm gắn với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hiểu biết hơn về các chủ đề mà hội thảo, tọa đàm đưa ra; ban hành văn bản, chính sách để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, HĐND, UBND để giải quyết các vấn đề của địa phương; tổ chức các cuộc đối thoại chính sách giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân; thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến cơ sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm như có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, phong phú; có những mô hình chung có thể áp dụng thống nhất, đồng bộ trong cả nước nhưng cũng có những mô hình riêng chỉ phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng cụ thể. Việc xác định một mô hình PBGDPL có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cụ thể, bảo đảm sự cân đối, hài hoà giữa nhu cầu được thông tin về pháp luật của người dân với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Khi xây dựng mô hình PBGDPL cụ thể cần phải tính toán đầy đủ các nguồn lực và điều kiện bảo đảm; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thực hiện, kịp thời sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời.

Định hướng triển khai các mô hình PBGDPL hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cho rằng, cần tiếp tục quán triệt, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, bám sát theo nội dung, tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW cũng như Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật gắn với đổi mới nội dung, hình thức triển khai công tác PBGDPL, tránh phô trương, hình thức để đây thực sự trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người; phát huy đầy đủ vai trò tư vấn định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình PBGDPL gắn với triển khai nhiệm vụ công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong quá trình xây dựng, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả; đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL; phát huy các sáng kiến trong việc triển khai, xây dựng và phát triển các mô hình hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, tạo thành phong trào xã hội rộng lớn để tổ chức thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tiếp tục khảo sát, đánh giá đối với từng mô hình PBGDPL cụ thể; chú trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá về hiệu quả của từng mô hình PBGDPL để xem xét, nhân rộng trong cả nước hoặc trong từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.

 
 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.788.408
Truy cập hiện tại 3.388