Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào?
Ngày cập nhật 26/11/2018
Ảnh Internet

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, đối tượng áp dụng là: Người dân tộc thiểu số; Người thuộc hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Thân nhân của người có công với cách mạng; Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, làm thủ tục

- Đào tạo nghề: Theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 của Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

- Đào tạo ngoại ngữ: Theo mức cụ thể của từng khoá học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khoá học.

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khoá học.

- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày.

- Chi phí đi lại (1 lượt đi và về) cho người lao động đi từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khoá học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khoá học đốivới người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.

Về hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:

- Lệ phí làm hộ chiếu

- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp

- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động

- Chi phí khám sức khoẻ theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khoẻ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

Quy trình và thủ tục hỗ trợ

Người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp 1 bộ hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động cư trú hợp pháp để được xem xét hỗ trợ.

Hồ sơ đề nghị gồm:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC.

- Giấy chứng minh người lao động thuộc đối tượng này gồm: Người lao động là người dân tộc thiểu số: bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân; Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động; Người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng: giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC.

- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt bà có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bản sao hộ chiếu và thị thực.

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo.

- Hoá đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khoẻ, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.

Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động, lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.

Người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ (trực tiếp qua đường bưu điện) đến chủ đầu tư gồm:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC.

- Bản sao hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động và chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bản sao hộ chiếu và thị thực.

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo.

- Hoá đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khoẻ, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.

Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động.

Thái Xuân Nhân - Bộ phận Tư pháp - Hộ tịch
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.772.953
Truy cập hiện tại 179