Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
uan tâm phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Ngày cập nhật 23/08/2024

Thừa Thiên Huế hiện có 24 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, và thị xã Hương Trà với tổng số DTTS chiếm tỷ lệ 4,93% so với dân số toàn tỉnh, bao gồm các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy và một số dân tộc khác. Trong những năm qua, công tác phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy, các ngành, các cấp quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế biểu dương, tôn vinh cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS&MN
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế biểu dương, tôn vinh cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS&MN
 
 

Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng

Thời gian quan, công tác cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh thường xuyên được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

Về chế độ, chính sách ưu tiên trong quy trình tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức là người DTTS, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quán triệt và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, sử dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch, thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chính sách tạo nguồn cán bộ đối với công chức, viên chức là người DTTS đảm bảo theo các văn bản quy định của Trung ương. Việc nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức là một trong những bước quan trọng để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS để bố trí, bổ nhiệm phù hợp.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCCVC ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và cán bộ, công chức, viên chức người DTTS nói riêng luôn được cấp uỷ, chính quyền địa phương quân tâm, tạo điều kiện nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra trong tình hình mới, chú trọng ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới, cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; trong đó, chú trọng cán bộ trong quy hoạch người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ có đầy đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tính đến tháng 6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.597 cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số/27.500 tổng số biên chế được giao, chiếm tỉ lệ 5,8%.

Chú trọng công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch cán bộ là người DTTS luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thường xuyên bổ sung, đưa vào quy hoạch những cán bộ là người DTTS có phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ cao và uy tín trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, kịp thời các nghị quyết, quy định, kết luận và hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ, quy hoạch, nhất là quy hoạch nguồn người DTTS.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ là người DTTS được các địa phương quan tâm

Tại một số địa phương có số lượng người dân tộc thiểu số đông, số lượng cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, tại UBND huyện A Lưới, tổng số cán bộ cấp huyện được quy hoạch 307 người, trong đó, cán bộ người DTTS được quy hoạch vào các chức danh 180 người, chiếm 58,6%. Tổng số cán bộ cấp xã được quy hoạch là 606 đồng chí, trong đó cán bộ DTTS được quy hoạch vào các chức danh 519 người, chiếm 85,6%.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức là người DTTS được thực hiện theo quy định của Trung ương và các văn bản cụ thể hóa tại địa phương. Trong đó, tỉnh đã có cơ chế riêng về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức là người DTTS thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát huy năng lực người học sau đào tạo theo từng khóa đào tạo, bồi dưỡng, nhất là các khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân tộc, tiếng dân tộc. Đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng song song với đánh giá năng lực cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thực hiện nhiệm vụ để làm cơ sở củng cố, hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng mang tính đặc thù. Tạo điều kiện để công chức, viên chức tham gia đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để nắm vững và vận dụng tốt kiến thức đã học vào chức trách, nhiệm vụ được giao ở từng lĩnh vực công tác cụ thể, đồng thời có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho số cán bộ là người DTTS đi đào tạo cơ bản, chính quy, để có đội ngũ cán bộ nguồn vững chắc cho những nhiệm kỳ tiếp theo.

 

Nguồn:thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.352.545
Truy cập hiện tại 450