Tìm kiếm tin tức
Tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn
Ngày cập nhật 03/01/2021
 
Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn,
Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn,
Nhân dịp chào năm mới 2021, sáng 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn (lễ phát lịch) và khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định.
 
 

Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm Âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt: xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ, xem lịch để biết sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Sau 180 năm, năm nay, cũng đúng vào năm Tân Sửu, lễ Ban Sóc ngày ấy đã được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thuở xưa. Tái hiện lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách, người dân cùng trải nghiệm với di sản Cố đô Huế trong ngày đầu năm mới.

Nghi thức cắt băng khai trương không gian Ngọ Môn

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng khai trương không gian Ngọ Môn sau khi được phục hồi toàn diện từ dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn giai đoạn 2.

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn giai đoạn 2 được đầu tư tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng, thực hiện tu bổ các hạng mục: Sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống; tu bổ hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn, như: sân, mặt cầu qua hồ Kim Thủy, cầu Trung Đạo, hệ thống lan can hồ Kim Thủy, hồ Thái Dịch, bia “Khuynh cái hạ mã”, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, nội thất...

Đến thời điểm hiện tại, Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện. Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiếp tục nghiên cứu để tái hiện lại những sự kiện ý nghĩa gắn liền với công trình này dưới triều Nguyễn, như: Lễ Truyền Lô, lễ Ban Sóc kết hợp với các cuộc triển lãm chuyên đề…

Ngọ Môn ngoài chức năng là cổng chính ra vào Hoàng cung, còn là một lễ đài trong nhiều sự kiện trọng đại của triều đình nhà Nguyễn.

 
 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.776.031
Truy cập hiện tại 798