|
|
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
| | |
|
Luật Hôn nhân và gia đình Ngày cập nhật 11/03/2020 | |
Ngày 26 tháng 6 năm 2014, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có 9 chương, 133 điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nguyên tác cơ bản, các quy định tiến bộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời sửa đổi những bất cập, hạn chế của Luật cũ và bổ sung quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của đời sống xã hội.
Gia đình là tế báo của xã hội. Hôn nhân và Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của Đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc sắc văn hóa, truyền thống của Dân tộc ta. Vì thế, Hôn nhân và Gia đình có vai trò đặc biệt to lớn đối với xã hội và đối với Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của Hôn nhân và Gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sát sao và có các chính sách kịp thời nhằm phát huy vai trò của Hôn nhân và Gia đình, coi trọng như là hạt nhân xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Các chính sách và sắc lệnh về Hôn nhân và Gia đình đã được nâng lên thành Luật từ rất sớm. Luật Hôn nhân và Gia đình ra đời từ năm 1959, sớm hơn nhiều so với Luật Đất đai và cả Bộ Luật Dân Sự cùng nhiều luật khác.
Qua các thời kỳ đổi mới, Luật Hôn nhân và Gia đình cũng thay đổi theo để bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội. Tiếp sau Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Sau gần 13 năm thi hành, trong bối cảnh Đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt văn hóa, xã hội. Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội cũng không tránh khỏi sự tác động đa chiều đó: gia đình hạt nhân (hai thế hệ) đang dần thay thế cấu trúc gia đình truyền thống (nhiều thế hệ); việc đề cao tự do của cá nhân trong gia đình đã làm cho sự gắn kết giữa cha, mẹ, con và giữa các thành viên khác có xu hướng giảm sút; sự thiếu bền vững về hôn nhân; quan hệ sở hữu, giao dịch được thực hiện không chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà còn nhằm mục đích kinh doanh, thương mại ngày càng phổ biến; một số quan niệm mới về hôn nhân, gia đình ở nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Trong bối cảnh như vậy, vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình mới Hồ Thị Hồng Lan Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 3.653.242 Truy cập hiện tại 137
|
|