Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Tôi là Phạm Thị Hoa và ông Chính kết hôn với nhau và có một con gái. Thời gian sau, tôi không thể sinh con nên 2 vợ chồng tôi nhận thêm một bé trai về làm con nuôi và trong quá trình nuôi dưỡng, chắm sóc thì ông Chính đã phân biệt đối xử với con đẻ và con nuôi. Hành vi của ông Chính bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Người gửi: Phạm Thị Hoa - Phe Ba, Quảng Vinh, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế (Ngày gửi: 18/02/2021)
Đáp:

Kính gửi: Bà Phạm Thị Hoa; Địa chỉ: Quảng Vinh, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Tôi là Thái Xuân Nhân - Công chức Tư pháp- Hộ tịch xã xin trả lời câu hỏi này như sau:

Về vấn đề anh, chị hỏi, Theo quy định của pháp luật, nước ta hiện nay không cho phép phân biệt đối xử giữa con đẻ, con nuôi. Con đẻ và con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Cụ thể:

Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi như sau: " Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan"

 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

“Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng con chưa thành niên.

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo Nghị định, đối với hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước; tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu.  

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi, mức độ, việc phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi của ông Chính sẽ chịu xử phạt về hành vi của mình.

Xin trân trọng cảm ơn !

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.263.002
Truy cập hiện tại 60