Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực công nghệ thông tin
Ngày cập nhật 11/04/2024
Diễn đàn Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin năm 2024
Diễn đàn Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin năm 2024
(CTTĐT) - Nhằm thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0, thời gian qua ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
 
 

Có nhiều chính sách hỗ trợ

Thời gian qua, công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới đã được tỉnh quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Hoàn thành việc xây dựng thủ tục hành chính và quy trình hỗ trợ một số chính sách hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND, qua đó đã tiếp nhận và hỗ trợ 86 hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp; trong đó có 05 dự án đổi mới, cải tiến công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Chương trình phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Thúc đẩy hoạt động quản lý năng suất gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ. Tổ chức các Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tạo sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, doanh nghiệp đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp hay và có tiềm năng phát triển. Khai trương các Sàn Giao dịch công nghệ và Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích trưng bày, giới thiệu nhằm hỗ trợ cho các đơn vị có công nghệ, thiết bị chào bán cũng như các đơn vị có nhu cầu tìm mua công nghệ, thiết bị gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tuyến và thực hiện giao dịch mua bán công nghệ thuận lợi, không hạn chế về không gian và thời gian. Bên cạnh đó, điểm kết nối cung - cầu công nghệ được đưa vào hoạt động nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, tăng cường liên kết giữa các điểm kết nối trên toàn quốc, hỗ trợ xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, kết nối cung - cầu công nghệ giữa các doanh nghiệp với nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường KH&CN.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Những năm gần đây, hoạt động thúc đẩy đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã có nhiều bước phát triển rõ nét. Chính quyền số các cấp bước đầu được xây dựng phát triển. Hạ tầng số cơ bản đáp ứng yêu cầu CĐS trong vài năm tới, hạ tầng cáp quang băng rộng và 4G đã phủ đến 100% địa phương thôn bản. Mạng 5G đã được đưa vào sử dụng thí điểm trên địa bàn thành phố. Các nền tảng số đang được triển khai thí điểm, các ứng dụng được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cấp xã. Nhân lực chuyên trách CNTT, CĐS được bố trí đầy đủ cho các cơ quan đơn vị. Số lượng doanh nghiệp sử dụng nền tảng công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số ngày càng tăng theo nhu cầu phát triển.

Thông qua các cuộc thi nhằm thúc đẩy các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

Theo TS. Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN, để phát triển hoạt động CNTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng bộ như: tập trung đổi mới và hoàn thiện khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0; hình thành Khu công nghệ cao và phát triển các ngành công nghệ ưu tiên; Chính sách hội nhập quốc tế.

“Đặc biệt, cần tập trung phát triển nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, tập trung vào đối tượng thanh niên, học sinh các trường trung học phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, người lao động tại nông thôn, thành thị và doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chú trọng nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gia tăng giá trị trong doanh nghiệp, lấy khoa học & công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng phát triển kinh tế-xã hội, nhằm từng bước xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh khởi nghiệp, góp phần thực hiện thành công Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”, Giám đốc Sở KH&CN - Hồ Thắng nhấn mạnh.

 

Nguồn:thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.349.466
Truy cập hiện tại 548