Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tình hình sạt lở, các khu vực có nguy cơ sạt lở bở sông, bờ biển, đồi núi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới
Ngày cập nhật 11/05/2022

Tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường xảy ra đã làm sạt lở bờ biển tiếp tục diễn biến phức tạp, có hơn 15,5km bờ biển bị xâm thực sâu từ 10÷15m ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân, các công trình hạ tầng giao thông thiết yếu, ảnh hưởng đến các khu du lịch, công nghiệp, các di tích lịch sử; bờ sông tiếp tục sạt lở nặng với chiều hơn 20 km tập trung tại các đoạn: Sông Hương sạt lở với chiều dài khoảng 4,0 km; sông Bồ 8,0 km; sông Ô Lâu 5,0 km; sông Truồi 2,0 km; sông Nước Ngọt 1,0 km; sông Thượng Nhật 1,0 km và các sông khác; nguy cơ trượt lở đất đá sườn đồi núi, mái taluy tuyến đường; Khu vực đầu mối các công trình thủy lợi, thủy điện trên bàn toàn tỉnh tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp.

Các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng, hạ lưu công trình đầu mối gồm: đập dâng, đập phụ, đập tràn, cống xả sâu, tuy nen, tuyến đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, trạm biến áp, trạm điện dự phòng, khu quản lý điều hành; đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình.

 Trước tình hình đó Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện các giải pháp ứng phó và khắc phục chụ thể:

(1) Giải pháp trước mắt:

Tiếp tục chỉ đạo các chủ đập tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến, đánh giá mức độ an toàn điểm sạt lở phía hạ lưu vai trái đập thủy điện Hương Điền, hạ du thuỷ điện Thượng Nhật; tổ chức, khảo sát đánh giá và có phương án thiết kế, gia cố điểm sạt lỡ nói trên và tiến hành thi công khắc phục sớm, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du trong quá trình vận hành, khai thác; liên tục kiểm tra đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước, ... và khắc phục kịp thời các khiểm khuyết để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải điều tiết lũ; Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo, ...) đảm bảo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp; Các chủ đập thuỷ điện khảo sát, đánh giá nhanh nguy cơ sạt trượt đất tại các khu vực lòng hồ và đập thủy điện nhằm bổ sung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành trích lục bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét từ bản đồ chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, in sao bản đồ thành nhiều bản phát đến cấp thôn, bản và phổ biến đến cán bộ và nhân dân biết để chủ động trong việc xây dựng và tổ chức triển khai phương án ứng phó cho phù hợp; xây dựng kế hoạch sử dụng đất có bố trí đất khu tái định cư cho các hộ dân vùng thiên tai, sạt lở đất.

Các chủ đập thuỷ lợi khảo sát, đánh giá nhanh nguy cơ sạt trượt đất tại các khu vực lòng hồ và đập thủy lợi nhằm bổ sung phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du các hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh rà soát quy hoạch 3 loại rừng để tích hợp quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, theo đó những diện tích có nguy cơ sạt lở cao sẽ chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ để tăng cường chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường trồng rừng phòng hộ đa loài để tăng thảm thực vật góp phần bảo vệ, giữ đất; cập nhật các khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp phòng tránh.   

Nghiên cứu, xác định mức độ an toàn các cụm, điểm dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng trước nguy cơ sạt lở đất, lũ quét vùng đồi núi. nghiên cứu, xác định mức độ an toàn các tuyến giao thông đi qua các cụm, điểm dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng trước nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Khẩn trương triển khai các đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân, độ rủi ro do sạt trượt đất đá ở khu vực thủy điện bậc thang ALin - Rào Trăng, tuyến đường 71 và các giải pháp phòng tránh” và đề tài “Nghiên cứu đánh giá diễn biến lũ và tính toán xác định hành lang thoát lũ hạ lưu trên hệ thống các sông chính thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Khẩn trương thực hiện đánh giá hiện trạng, tình hình địa chất, xu hướng phát triển của vết nứt hiện có tại sườn núi Phú Gia, đường vào khu du lịch Laguna.

Thực hiện quy chế cảnh báo, dự báo, cập nhật bản tin cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn trên đài truyền hình, đài phát thanh và từ cấp trên chuyển đến, đồng thời theo dõi diễn biến mưa lũ tại địa bàn để cảnh báo cho người dân, đặc biệt các hộ dân sống ven sông, suối và khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, khu vực hạ du đập, hồ chứa nước để chủ động ứng phó.

Thực hiện sơ tán dân phòng chống lũ quét, sạt lở đất theo phương án  ứng phó sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh hàng năm. Tiến hành khảo sát, đánh giá nhanh các cụm, điểm dân cư khu vực trước nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất nhằm cập nhật, bổ sung chương trình bố trí di dời dân cư khẩn cấp năm 2022-2025. Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN, phân công trách nhiệm, địa bàn cụ thể cho từng thành viên; xây dựng, phê duyệt và rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.Tổ chức thông báo, tuyên truyền người dân tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng, nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới công trình hiện có vi phạm chỉ giới đường sông; rà soát, cập nhật Quy hoạch khu dân cư tránh những địa điểm thường xảy ra lũ quét và trượt lở đất. Cắm các biển báo nơi có nguy xảy ra lũ quét và trượt lở đất. Chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin, liên lạc (bao gồm vô tuyến, điện thoại vệ tinh…) đảm bảo giao thông phục vụ chỉ huy và triển khai các hoạt động ứng phó khi xảy ra thiên tai; quy định thống nhất hiệu lệnh báo động khi sử dụng các công cụ truyền thống tại địa phương như: cồng chiêng, kẻng, trống dồng thời phổ biến đến từng hộ để nhận biết thông tin về báo động thiên tai.

(2) Giải pháp lâu dài: Triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; (ii) các đơn vị nghiên cứu xây dựng các điểm khu tái định cư phải đảm bảo theo định hướng xây dựng nông thôn mới đã đề ra, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu tái định cư; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên thế mạnh của địa phương. (iii) Huy động nguồn lực xây công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển tại các khu vực xung yếu. (iv) Triển khai các chương trình, dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tăng cường khả năng thoát lũ, tăng cường khả năng thoát lũ của lòng dẫn. (v) Gia cố nền móng, mái đường, chống trượt tại các đường giao thông thường bị sạt lở./.

Nguồn: snnptnt.thuathiehue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.289.149
Truy cập hiện tại 88